Trong diễn biến dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh, chính phủ Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân khắp cả nước. Trong khi chờ đợi đến lượt tiêm chủng vắc xin COVID-19, AEON MALL Long Biên khuyên bạn và gia đình nên ghi nhớ 15 điều nên – không nên trước và sau khi tiêm vacxin Covid-19 sau đây:
BẠN NÊN…
1. Tìm hiểu và lên kế hoạch đối phó với các tác dụng phụ
Chuẩn bị tinh thần cho bản thân đối phó với các tác dụng phụ thường được ghi nhận sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. Các triệu chứng sau khi tiêm bao gồm mệt mỏi, đau nhức tại chỗ tiêm, đau đầu, đau cơ, sốt, ớn lạnh và buồn nôn. Không nên sử dụng thuốc giảm đau với các triệu chứng này (xem thêm ở phần sau).
2. Chờ tại nơi tiêm chủng 15 phút
Hầu hết các nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn ở lại trong 15 phút sau khi tiêm chủng để theo dõi bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng và tức thì nào. Ngay cả khi bạn cảm thấy ổn, hãy chờ đợi để phòng các trường hợp xấu.
3. Kiểm tra tình trạng sức khỏe và thuốc đang sử dụng trước khi tiêm
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc đang dùng thuốc theo toa, hãy hỏi bác sĩ xem liệu bạn có thể chủng ngừa an toàn hay không. Dị ứng, tình trạng tự miễn dịch và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch của bạn có thể khiến bạn không an toàn khi tiêm vắc-xin COVID-19.
4. Thay đổi ngày tiêm nếu bạn đã nhiễm vi-rút hoặc xuất hiện các triệu chứng
Nếu bạn sắp đến ngày tiêm chủng nhưng bắt đầu xuất hiện các triệu chứng hoặc được thông báo rằng bạn đã tiếp xúc với người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, hãy làm theo hướng dẫn hiện hành của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh về cách ly và tự cách ly. Sắp xếp lại ngày tiêm sau khi bạn thực hiện các nguyên tắc kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đó.
5. Tiêm vào cánh tay yếu hơn
Bạn nên tiêm ở cánh tay không thuận vì bạn sẽ bị đau tại chỗ tiêm và khó cử động cánh tay. Cánh tay thuận cho phép bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày.
6. Mặc áo ngắn tay
Mũi tiêm được thực hiện trên bắp tay của bạn, vì vậy hãy mặc một chiếc áo ngắn tay rộng rãi để nhân viên y tế có thể dễ dàng và thoải mái thực hiện mũi tiêm cho bạn.
7. Ngủ ít nhất 7 đến 8 giờ
Khi bạn tiêm vắc xin, cơ thể sẽ dựa vào các phản ứng miễn dịch để phát triển khả năng bảo vệ. Các chuyên gia khuyến cáo rằng những người được tiêm phòng gần đây nên ngủ ít nhất 7-8 giờ vì thiếu ngủ có thể dẫn đến khả năng miễn dịch bị ức chế vì cơ thể phải xây dựng lại cơ chế bảo vệ trong khi ngủ. Ngủ không đủ giấc cũng có thể gây ra căng thẳng, gây thêm áp lực cho hệ thống miễn dịch.
8. Thực hiện một số bài tập thể dục / hoạt động thể chất nhẹ nhàng
Lắng nghe cơ thể của bạn. Tập thể dục hỗ trợ lưu thông máu có thể giúp giảm tác dụng phụ của vắc xin. Bạn nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng hơn so với thói quen tập thể dục hàng ngày. Ví dụ: đi dạo, tập yoga thư giãn.
9. Uống nhiều nước
Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng cả trước và sau khi tiêm phòng. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của vắc xin bao gồm đau cơ, mệt mỏi, nhức đầu và sốt. Uống đủ nước không chỉ giúp bạn không bị ốm mà còn có thể giúp rút ngắn thời gian và cường độ của các tác dụng phụ.
10. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng, một chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần thiết. Nên đưa vào chế độ ăn uống của bạn những siêu thực phẩm như rau xanh, nghệ và tỏi, chứa nhiều chất dinh dưỡng và tăng cường khả năng miễn dịch. Trái cây theo mùa giàu Vitamin C cũng có thể giúp chống lại các tác dụng phụ của vắc xin.
BẠN KHÔNG NÊN…
1. Sử dụng steroid
Bạn phải tránh sử dụng steroid một tuần trước khi chủng ngừa COVID-19. Steroid như prednisone và dexamethasone thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp và các tình trạng tự miễn dịch khác.
Steroid cũng không nên được sử dụng sau khi tiêm chủng vì steroid ức chế tình trạng viêm và có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng phản ứng vắc xin COVID-19. Bạn cần thông báo về kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho bác sĩ điều trị bệnh của mình. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.
2. Uống thuốc giảm đau trước khi tiêm
Tránh dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc thuốc chống viêm không steroid ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.
Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm ngăn cản nỗ lực của vắc-xin để ”huấn luyện” hệ thống miễn dịch phản ứng với vi rút bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể . Nếu có các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ, đó là do hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra kháng thể chống lại vi rút.
3. Uống rượu
Tránh uống rượu trước và trong ngày tiêm chủng. Bên cạnh đó, trong thời gian dịch bệnh, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo người dân tránh uống rượu bia để tối ưu hóa sức khỏe. Giữ sức khỏe tốt sẽ giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn luôn hoạt động tốt nhất, giúp chống lại vi rút trong trường hợp tiếp xúc và giúp tạo ra kháng thể chống lại vi rút khi bạn được tiêm phòng COVID-19.
4. Dừng đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách
Bạn không được coi là đã tiêm chủng đầy đủ COVID-19 cho đến 14 ngày sau liều vắc xin cuối cùng của bạn. Vì vậy, nếu bạn chỉ mới nhận được liều đầu tiên của vắc xin Moderna hoặc Pfizer hoặc chưa được hai tuần kể từ liều thứ hai (hoặc liều duy nhất nếu bạn đã tiêm vắc xin Johnson & Johnson), bạn vẫn cần tuân thủ hướng dẫn phòng ngừa Covid-19 của chính phủ. Ngay cả sau thời gian này, bạn vẫn nên tiếp tục đeo khẩu trang cho đến khi CDC và Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng có thể ngừng sử dụng chúng.
5. Hoạt động thể chất cường độ mạnh 2-3 ngày sau khi tiêm chủng:
Vì cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi sau các tác dụng phụ của vắc-xin, nên tránh để cơ thể bị căng thẳng và hao sức.
LƯU Ý:
🔴 Vắc-xin ‘dạy’ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể cách nhận biết và chống lại mối đe dọa từ bên ngoài – trong trường hợp này là vi rút gây ra Covid-19. Thông thường, phải mất vài tuần sau khi tiêm vắc xin để cơ thể xây dựng sự bảo vệ (miễn dịch) chống lại vi rút.
🔴 Điều này có nghĩa là một người vẫn có thể bị nhiễm Covid-19 trong vài ngày ngay sau khi chủng ngừa, vì người đó sẽ không có đủ thời gian để phát triển khả năng miễn dịch.
🔴 Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa cơ bản phải được tuân thủ ngay cả sau khi tiêm chủng. Không được bỏ khẩu trang, ngừng sát khuẩn và tránh tiếp xúc gần ở những nơi công cộng chỉ vì đã tiêm vắc-xin.
Hiện nay, có rất nhiều loại vắc xin COVID-19, một số người dân có tâm lý lựa chọn và chờ đợi loại vắc xin mà mình mong muốn. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin COVID-19 càng sớm càng tốt bằng bất kỳ loại vắc xin nào sẵn có tại địa phương. Khả năng miễn dịch cộng đồng càng sớm đạt được thì bạn càng an toàn trong thời kỳ đại dịch.
Và đừng quên thực hiện thông điệp 5K sau khi tiêm vắc xin COVID-19 ngay cả sau khi tiêm vắc xin bạn nhé!
Trong những ngày giãn cách, bạn chưa biết làm gì?
Đọc thêm: Chúng ta làm gì “mùa giãn cách”