Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm thích hợp để mua nhất trong mùa COVID-19 với các ưu điểm về độ dinh dưỡng cao, dễ tìm mua, giá cả phải chăng cùng khả năng lưu trữ dài ngày trong trường hợp nếu bạn phải cách ly trong nhà.
1. Các loại rau củ tươi lâu
WHO khuyến nghị tiêu thụ tối thiểu 400 g (tức là 5 phần) trái cây và rau quả mỗi ngày. Các loại trái cây họ cam quýt như cam, bưởi là những lựa chọn tốt. Ngoài ra có thể là chuối, táo cắt thành miếng nhỏ để đông lạnh dùng dần hoặc thêm vào làm sinh tố.
Các loại cà rốt, củ cải và củ cải đường, bắp cải, bông cải xanh, súp lơ cũng có thể giữ được khá lâu bên cạnh tỏi, gừng, hành là những loại gia vị tuyệt vời cho bữa ăn có thể lưu trữ trong nhà.
2. Trái cây và rau quả đông lạnh
Về trái cây, tất cả các loại quả mọng, dứa, xoài đông lạnh đều là lựa chọn tối ưu trong mùa dịch bởi chứa nhiều chất xơ và vitamin, thường rẻ hơn so với các loại quả tươi. Đồng thời có thể chế biến bằng nhiều cách như thêm vào nước ép, sinh tố hoặc cháo hoặc ăn với sữa chua nguyên chất ít béo sau khi rã đông.
Về rau đông lạnh, đây nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng với thời gian chế biến nhanh, giúp chúng ta đảm bảo tích trữ được lâu trong trường hợp thực phẩm tươi khan hiếm.
3. Đậu, hạt khô
Đậu, đậu xanh, đậu lăng và các loại đậu khác là nguồn cung cấp protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Công dụng của chúng cũng khá linh hoạt khi có thể được sử dụng cho nhiều loại món ăn như hầm, súp, phết và salad.
4. Ngũ cốc nguyên hạt, khoai sắn
Gạo nguyên cám, mì ống, yến mạch, kiều mạch, quinoa và các loại ngũ cốc nguyên chất chưa tinh chế khác là nguồn thực phẩm tuyệt vời bởi thời hạn sử dụng lâu dài, dễ chuẩn bị và lượng chất xơ cao.
Bánh quy và bánh mì từ bột nguyên cám cũng là lựa chọn lí tưởng. Bánh mì có thể cắt lát, làm đông lạnh để sử dụng dần trong thời gian dài.
Khoai tây, khoai lang và sắn cũng là nguồn carbohydrate chất lượng, có thể chế biến theo nhiều cách như nướng, luộc, hấp. Tuy nhiên cần lưu ý bỏ vỏ trong quá trình chế biến để đảm bảo hương vị và nguồn chất xơ.
5. Trái cây, hạt và hạt khô
Các loại trái cây khô, hạt không ướp muối hoặc đường là các món đồ ăn nhẹ lành mạnh có thể ăn kèm với cháo, salad. Ngoài ra, một lựa chọn cũng bổ dưỡng không kém là bơ làm từ các loại hạt với thành phần không chứa đường, muối, không bị hydro hóa hoặc chứa dầu cọ như bơ đóng hộp.
6. Trứng
Trứng là một nguồn protein và dinh dưỡng tuyệt vời với đa dạng cách chế biến. Tuy nhiên bạn nên ăn luộc, ốp la hơn là rán.
7. Rau đóng hộp
Mặc dù rau tươi hoặc đông lạnh vẫn là các lựa chọn số 1, tuy nhiên các loại rau đóng hộp như nấm, rau bina, đậu Hà Lan, cà chua và đậu xanh vẫn có thể là những lựa chọn thay thế tốt với thời hạn sử dụng lâu hơn, để đảm bảo đủ lượng rau trong trường hợp khan hiếm. Nên chọn các loại rau đóng hộp ít muối hoặc không muối.
8. Cá đóng hộp
Các loại cá đóng hộp như cá ngừ, cá mòi là nguồn protein và chất béo tốt cho sức khỏe. Những thứ này có thể làm cho một bổ sung lành mạnh cho món salad, mì ống hoặc bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Nếu có thể, chọn cá đóng hộp trong nước thay vì dầu hoặc nước muối.
9. Sữa đóng hộp ít béo
Các sản phẩm sữa là nguồn protein và dưỡng chất giúp tiết kiệm chi phí. Lựa chọn sữa ít béo là cách để giảm tiêu thụ chất béo bão hòa trong khi vẫn nhận được tất cả các lợi ích của sữa. Sữa tiệt trùng đóng hộp sẽ để được khá lâu bên cạnh sữa bột.
(Nguồn: WHO)
>> Xem thêm: Đi siêu thị mùa COVID – 19 cần lưu ý những gì?