1. Xem album ảnh, tạo ảnh ghép gia đình
Còn gì khiến cả nhà gần nhau hơn là ôn lại những kỷ niệm đẹp qua những tấm ảnh. Hãy cùng con xem album ảnh gia đình, nhớ lại những giây phút cũ và tạo thêm nhiều tấm ảnh mới bắt trọn những khoảnh khắc đáng yêu của bé và cả nhà. Hoạt động này không chỉ dạy trẻ biết trân trọng gia đình, phát triển tư duy cảm xúc (EQ) mà còn là ký ức vô giá lưu giữ trong tâm trí trẻ từ nay đến mai sau.
2. Tập thể dục cùng nhau
Vào thời điểm này, tập thể dục và giữ sức khoẻ quan trọng hơn bao giờ hết. Bài tập thể dục cho cả gia đình sẽ mang lại lợi ích cho tất cả thành viên trong nhà. Khi nỗ lực vận động thể chất, bạn cũng sẽ trở thành tấm gương cho con cái yêu thích thể dục thể thao hơn. Vì vậy, hãy sáng tạo và tìm cách để cả gia đình cùng tập thể dục.
Phụ huynh nên tạo thói quen cả gia đình cùng tập thể dục để mang lại lợi ích cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bạn có thể tối đa hóa thời gian bằng cách kết hợp hai mục tiêu là tập thể dục và thời gian cả nhà bên nhau, đặc biệt trong thời gian giãn cách như hiện nay.
3. Vẽ tranh cùng con
Trẻ em có trí tưởng tượng rất phong phú. Nhân dịp này, khi ở nhà với con cả ngày, mẹ hãy cùng con rút cọ vẽ bầu trời trong xanh, đồ vật trong nhà, hay đơn giản là các thành viên trong gia đình. Không chỉ giúp khơi dậy trí sáng tạo của bé mà còn giúp phát triển trí não cả về tư duy và cảm xúc, để bé hình thành thói quen quan sát và cảm nhận những điều đẹp đẽ xung quanh!
4. “Spa” tại gia
Ai bảo rằng mẹ không thể chơi với con và chăm sóc bản thân cùng lúc? Vậy tại sao mẹ không biết ngôi nhà thành một phòng spa thu nhỏ và cùng con tận hưởng phút giây bên nhau. AEON MALL Long Biên gợi ý mẹ nên chuẩn bị: tinh dầu thơm vào bồn nước tắm, pha vài chậu nước lá xông chân để hai mẹ còn cung thư giãn, hoặc mẹ cũng có thể tự làm đẹp cho con. Trong quá trình này, mẹ cũng đừng quên dạy con cách chăm sóc bản thân và học thêm những điều mới nhé!
5. Tổ chức giải bowling trong nhà
Bố mẹ có thể tự tạo sân chơi bowling cho cả gia đình chỉ bằng một vài chiếc cốc giấy, cốc nhựa hoặc lon rỗng ngay tại nhà. Sau đó, hãy đưa bóng cho trẻ và dạy trẻ cách quan sát, tính toán xem quả bóng lăn như thế nào để hàng ”phòng thủ” bị đổ càng nhiều càng tốt. Trò chơi này không chỉ giúp trẻ phát huy sự dẻo dai của cơ thể mà còn dạy trẻ biết lập kế hoạch, tính kiên nhẫn để thành công.
6. Thay phiên nhau làm đầu bếp
Giãn cách là thời điểm thích hợp để nấu một số bữa ăn lành mạnh, ngon miệng cho cả nhà. Hãy để mỗi thành viên trong gia đình lần lượt chọn ra một công thức phù hợp với họ, sau đó cùng nhau vào bếp và bắt tay vào làm bánh. Qua đó, trẻ cũng có thể tham gia cùng cha mẹ hoặc anh chị để giúp đỡ cũng như học thêm kĩ năng mới như trang trí, bày biện đồ ăn.
7. Chọn một cuốn sách vui nhộn và lồng tiếng nhân vật trong truyện
Đọc cùng nhau là một cách tuyệt vời để dành thời gian trong khi cũng giúp con bạn đọc hiểu. Tuy nhiên, đọc không chỉ là một hoạt động cần thời gian yên tĩnh. Hãy chọn một chương sách vui nhộn với cốt truyện hấp dẫn và nhiều nhân vật và đọc to như một kịch bản. Mỗi thành viên trong gia đình sẽ chọn một nhân vật riêng để lồng tiếng khi đọc và có thể thay phiên nhau làm người kể chuyện.
Khuyến khích mọi người nhại/ đổi giọng cho giống nhân vật sẽ khiến không khí thêm gần gũi và tạo được nhiều tiếng cười cho cả nhà hơn đấy!
Thay vì lo lắng và than phiền về việc ở nhà, tại sao chúng ta không biến mùa giãn cách này thành một kỷ niệm khó quên đối với tất cả mọi người trong gia đình? Hãy để điều khó quên nhất là khoảng thời gian ý nghĩa cả nhà đã dành cho nhau bạn nhé!
Đọc thêm: Rèn luyện sức khoẻ như thế nào trong mùa giãn cách?